Có thể bạn chưa biết, hiện nay rất nhiều sản phẩm được làm từ Nhựa Composite. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết loại vật liệu này là gì? Nhựa Composite có những đặc tính vượt trội gì? Để hiểu rõ hơn thì đừng bỏ qua những thông tin chia sẻ dưới đây.
1. Nhựa Composite Là Gì?
Nhựa Composite là vật liệu nhựa có tên gọi là FRP. FRP là từ viết tắt tiếng Anh của Fibeglass Reinfored Plastic có nghĩa là nhựa cốt sợi thủy tinh. Khác với các loại nhựa PE hay PVC, Nhựa Composite được tổng hợp từ nhiều chất liệu khác nhau với 2 tổ hợp chính là pha nhựa và pha chất độn. Thông thường loại vật liệu này luôn tốt hơn so với ban đầu nhờ sở hữu những ưu điểm của các loại vật liệu thành phần. Chính vì vậy, nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
(Pha là một loại vật liệu thành phần nằm trong cấu trúc của vật liệu composite).
Mỗi vật liệu composite đều gồm một hoặc nhiều pha gián đoạn. Những pha này được phân bố trong một pha liên tục duy nhất.
Pha liên tục còn được gọi là vật liệu nền, thường có nhiệm vụ liên kết ác pha gián đoạn lại. Pha gián đoạn là cốt hay là vật liệu tăng cường được trộn vào pha nền để tăng cơ tính, tính kết dính, chống mòn, chống xước.
Trong FRP (nhựa cốt sợi thủy tinh) thì nhựa có vai trò liên kế còn sợi thủy tin giữ vai trò của vật liệu gia cường. Chính vì thế, nhựa cốt sợi thủy tinh có tính năng cơ lý như chịu nén, chịu uốn, chịu kéo,…cao hơn các loại nhựa không có cốt sợi thủy tinh như nhựa PVC, PP, PE, ABS ,…
Chính vì Nhựa Composite có khả năng vượt trội về cơ lý tính nên những sản phẩm từ nhựa FRP đã và đang được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp và cả dân dụng.
2. Tìm hiểu công nghệ chế tạo Nhựa Composite
Để tạo ra thành phẩm là Nhựa Composite, các đơn vị sản xuất phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh đó, mỗi nơi còn phải áp dụng đúng các công nghệ hiện đại. Dưới đây là một số phương pháp công nghệ được ứng dụng trong việc sản xuất ra loại vật liệu này.
Công nghệ khuôn với diaphragm đàn hồi: Công nghệ này sử dụng những loại khuôn chân không như autoclave để chế tạo vật liệu.
Công nghệ khuôn tiếp xúc: Quá trình sẽ trải qua các công đoạn như lăn tay, lát máy, phun để hoàn thiện Nhựa Composite.
Công nghệ tẩm áp lực: Đây là công nghệ khá phổ biến. Chất liệu sẽ được tẩm áp lực trong cả chân không mà môi trường bình thường.
Công nghệ dập trong khuôn: Chất liệu sẽ được cập khuôn trực tiếp và đem đi ép nóng.
Công nghệ quấn: Những thiết bị chuyên dụng sẽ thực hiện quá trình sản xuất theo công nghệ quấn để mang đến thành phẩm cuối cùng.
Công nghệ Pulltrusion: Đây là công nghệ hoạt động tự động được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Công nghệ này giúp tạo ra thành phần với nhiều đặc tính tốt hơn.
Mỗi công nghệ đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy theo mục đích và mong đợi vào sản phẩm, mỗi đơn vị sẽ áp dụng một phương pháp sản xuất khác.
3. Những đặc tính nổi bật của Nhựa Composite là gì?
Mặc dù có khối lượng nhẹ nhưng Nhựa Composite là sở hữu những đặc tính vô cùng tuyệt vời. Nếu không tìm hiểu, bạn sẽ không thể ứng dụng phù hợp mang lại hiệu quả tốt ưu. Dưới đây là một số đặc tính nổi bật.
– Khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt tốt
– Có thể kháng hóa chất, chống ăn mòn mà không cần phủ lớp sơn bảo vệ bên ngoài như các vật liệu khác.
– Không mất nhiều công sức cũng như chi phí bảo quản nhờ độ bền cao
– Đặc tính cách điện và cách nhiệt khá tốt
– Rất dễ gia công, thay đổi tạo hình nhanh chóng và đơn giản.
– Giá thành vật liệu composite không quá cao nên chi phí đầu tư sẽ thấp hơn nhiều.
4. Ứng dụng của Nhựa Composite là gì?
Vì Nhựa Composite có nhiều tính năng vượt trội nên được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực.
Nhựa Composite 901-3 kháng hóa chất
Dưới đây là một số sản phẩm được làm từ composite.
– Vỏ động cơ, tên lửa, máy bay, tàu vũ trụ.
– Bình chịu áp lực cao.
– Ống dẫn nước thải, hóa chất
– Ống dẫn xăng dầu.
– Hệ thống cách điện.
– Lốp xe máy, xe đạp
– Ứng dụng trong nội thất nhà cửa, văn phòng, phủ ngoài tấm ván nhựa PVC foam,….
– Vật liệu trang trí nhà cửa
– Mô hình đồ chơi trẻ em.
CÔNG TY TNHH LƯƠNG HẢI HƯNG (H2L GROUP)
Trụ sở chính: 45 Đường 817 – Tạ Quang Bửu – Phường 5 – Quận 8 – TP.HCM
Văn phòng TP.HCM: 6A Nhất Chi Mai – Phường 13 – Quận Tân Bình – TP.HCM
Văn phòng Hà Nội: Lầu 1, Số 11, LK6B – Phường Mỗ Lao – Quận Hà Đông – Hà Nội
Nhà máy sản xuất : 159 Võ Văn Bích – Tân Thạnh Đông – Huyện Củ Chi – TP.HCM
Điện thoại: (84)8.3842.8663 – 3842.7865 Fax: (84)8.3842.8011
Email: sales@h2lgroup.com