Cách Sửa Chữa Bồn Composite Hiệu Quả – Những nguyên nhân gây hư hỏng ở bồn bể composite là gì?, để trả lời cho câu hỏi này, các bạn hãy tham khảo những nguyên nhân sau đây nhé.
Mục lục
Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Bồn Composite
Hư Hỏng Do Bị Mài Mòn
Sản phẩm composite cũng giống như nhiều sản phẩm khác, trong quá trình sử dụng thường xuyên tiếp xúc với môi trường như ánh nắng, gió, nước,… nên bề mặt sản phẩm sẽ bị ăn mòn. Ban đầu có thể chỉ xảy ra sự mài mòn, nhưng sau một thời gian, các vết cực nhỏ sẽ biến thành các lỗ rỉ sét có khả năng phá hủy lớp sơn và làm hỏng lớp sơn gel, từ đó làm tăng quá trình huỷ hoại sợi thuỷ tinh bên trong.
Hư Hỏng Do Va Đập
Đây là dạng hư hỏng chính của vật liệu composite, thường xảy ra đột ngột và gây ra hư hỏng cục bộ đến sản phẩm. Hậu quả của việc hư hỏng do va đập là có thể làm vỡ, biến dạng bề mặt của sản phẩm. Có thể kể đến hiện tượng hư hỏng vật liệu composite điển hình là do tác dụng hóa học từ môi trường, hay nói cách khác là hư hỏng dạng thuỷ phân vật liệu.
Vật liệu composite được tạo thành từ nhựa nền, một loại polime tổng hợp được liên kết với nhau bằng một liên kết đơn. Trong quá trình sử dụng, các nhân tố như nhiệt độ, môi trường và ánh sáng mặt trời sẽ làm cho các liên kết bị đứt, khiến polime bị phá vỡ chuỗi liên kết, dẫn tới lớp bên ngoài của vỏ composite bị phá huỷ.
Hư Hỏng Do Lão Hóa
Đây là một dạng thiệt hại gần như không thể khắc phục được, dù cho có cố gắng sửa chữa thì kết quả cũng không mấy khả quan. Hiểu một cách đơn giản là trong quá trình sử dụng, dưới tác động của môi trường khiến vật liệu bị mất đi các đặc tính ban đầu. Như là các tác động của nước biển, tia cực tím từ ánh nắng mặt trời,… Tóm lại, đây là cách mà các tính chất cơ lý của vật liệu thay đổi theo thời gian, chủ yếu là sự lão hóa của nhựa nền biến đổi sang màu đen và xuất hiện các vết rỉ sét.
Cách Vá Bồn Composite
Sửa Chữa Vết Xước Và Rỗ Nhỏ
Bước 1: Dùng vải trắng tẩm axeton để vệ sinh khu vực cần sửa chữa. Mục đích chính là loại bỏ lớp bụi bám trên bề mặt và chà xát nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến lớp gel còn lại.
Bước 2: Dùng giấy giáp thích hợp để loại bỏ các vết xước, tuy nhiên cần chú ý xử lý cẩn thận không ảnh hưởng đến phần gelcoat còn lại.
Bước 3: Rửa khu vực mới đánh bóng bằng vải sạch ngâm nước, sau đó dùng giấy nhám mịn để đánh bóng.
Bước 4: Dùng tay hoặc máy đánh bóng lại khu vực sửa chữa.
Trường Hợp Vết Xước Và Rỗ Lớn Nhưng Chưa Ăn Sâu Vào Lớp Gelcoat
Bước 1: Dùng vải trắng tẩm axeton để lau bề mặt sơn gel.
Bước 2: Trên bề mặt của lớp sơn bóng, mở rộng làm sạch khu vực bị hư hỏng. Không sử dụng axeton cho đến khi bạn chắc chắn rằng axeton có thể sử dụng làm dung môi cho sơn đang được sửa chữa. Lưu ý: Nếu bề mặt cần sơn, ta trộn đều sơn với bả matit trước khi sử dụng. Trong trường hợp bạn tự làm matit thì sử dụng theo cách đã biết, nhưng nếu là loại bán trên thị trường thì cần phải làm theo hướng dẫn sử dụng.
Bước 3: Thực hiện phủ đều bả matit vào vùng bị hư hỏng.
Bước 4: Đánh bóng bề mặt đã sửa chữa. Nếu việc sửa chữa bồn bể composite đòi hỏi phải phục hồi lớp gelcoat, bạn sẽ cần gel có màu thích hợp. Bạn có thể dùng cọ hoặc súng phun để tạo lại lớp sơn gel, tuy nhiên hãy đảm bảo rằng độ dày của lớp gel vừa đủ với nhu cầu. Bởi nếu độ dày lớp sơn quá lớn khi đông cứng, lớp gel có thể bị nứt.
Các Lỗ Nhỏ:
Quy trình thực hiện việc sửa chữa bồn bể composite bị lỗi hư hỏng dạng lỗ nhỏ như sau:
Bước 1: Bề mặt có thể được đánh bóng, chà nhám bằng tay hoặc bằng máy.
Bước 2: Các khu vực hư hỏng nhỏ có thể được sửa chữa bằng cách trét matit. Nếu diện tích hư hỏng lớn, tiếp tục các bước tiếp theo.
Bước 3: Cắt mảnh Mat cho phù hợp với vùng hư hỏng. Hãy chú ý rằng sự hình thành lớp phủ mới phụ thuộc vào độ sâu của vùng hư hỏng, độ sâu càng nhiều thì mảnh Mat càng lớn.
Bước 4: Bôi nhựa vào vùng sửa chữa bằng chổi cọ
Bước 5: Gắn mảnh Mat lên vùng bị hư hỏng để vá bồn composite
Bước 6: Dùng chổi cọ quét đều nhựa lên mặt còn lại của mảnh Mat
Bước 7: Nếu cần, tiếp tục phủ Mat cân đối với lớp cũ, không nên quá dày hoặc quá mỏng.
Bước 8: Chà nhám và đánh bóng bề mặt vừa sửa chữa.
Hư Hỏng Dạng Vết Nứt Nhỏ
Nguyên nhân chính là do quá trình xử lý gelcoat không đúng cách. Các bước sửa chữa bồn bể composite thực hiện theo thứ tự như sau:
1: Xác định nguyên nhân gây ra các vết nứt của gelcoat, các vết nứt này thường phát triển theo mọi hướng trên bề mặt gelcoat.
2: Dùng dùi đục để làm rộng vết nứt (với mục tiêu dễ bôi matit hơn)
3: Dùng khăn trắng tẩm axeton để làm sạch vết đục.
CÔNG TY TNHH LƯƠNG HẢI HƯNG (H2L GROUP)
– Trụ sở chính: 45 Đường 817 – Tạ Quang Bửu – Phường 5 – Quận 8 – TP.HCM
– Văn phòng TP.HCM: 6A Nhất Chi Mai – Phường 13 – Quận Tân Bình – TP.HCM
– Văn phòng Hà Nội: Lầu 1, Số 11, LK6B – Phường Mỗ Lao – Quận Hà Đông – Hà Nội
– Nhà máy sản xuất: Cụm Công Nghiệp Phước Bình, ấp 4, xã Phước Bình, huyện Long Thành, Đồng Nai
– Điện thoại: (84)8.3842.8663 – 3842.7865 Fax: (84)8.3842.8011
– Email: sales@h2lgroup.com